Kiến nghị xử lý 22.700 cá nhân và 6.460 tập thể
Sau khi Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố con số sai phạm lên đến 212.000 tỉ đồng, tương đương với 10 tỉ USD mà Thanh tra Chính phủ đã phát hiện qua 40.000 cuộc thanh tra trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” hôm 13.12, khiến dư luận bức xúc.
![]() |
Bị cáo Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines. Ảnh: T.L |
Lĩnh vực nào để xảy ra nhiều sai phạm, đây có phải là số tiền tham nhũng, đã thu hồi lại cho Nhà nước chưa và đã khởi tố, xử lý bao nhiêu vụ, đối tượng? PV Báo Lao Động đã trao đổi với ông Trần Đăng Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ - về việc này.
Số liệu Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, đây không phải số liệu của năm 2015 mà là tổng hợp của cả nhiệm kỳ 5 năm (2011-2015). Những số liệu này, Thanh tra Chính phủ tổng hợp từ rất nhiều cơ quan trong ngành thanh tra để báo cáo lên Chính phủ.
Sai phạm này Thanh tra Chính phủ phát hiện từ đâu và sai phạm trong lĩnh vực nào là nhiều nhất, thưa ông?
- Để phân tích là sai phạm từ đâu thì phải cần biện pháp nghiệp vụ sâu mới có thể nói được. Bởi vì một năm như thế lại từ báo cáo của hàng trăm báo cáo từ nhiều đầu mối cộng lại, mà 5 năm cộng lại như thế thì là một ma trận. Bởi vì các địa phương không báo cáo cụ thể, chỉ có tổng số. Còn trong số tổng này mình không có đủ năng lực để phân tích. Mình chỉ nói được những vi phạm chính. Ví dụ người ta chậm nộp tiền đất, thuế thì mình bắt người ta nộp sau khi mình phát hiện ra vi phạm. Tuy nhiên, những sai phạm ở đây chủ yếu là đến từ các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, thuế, quản lý đầu tư xây dựng, nợ tồn đọng.
Vậy số tiền phát hiện sai phạm hơn 200.000 tỉ đồng này có phải là tiền tham nhũng hay không?
- Không! Đây không phải là số tiền tham nhũng.
Vậy số tiền này là gì, ai chịu trách nhiệm?
- Đây là tiền vi phạm quy định pháp luật, nó không gây thất thoát, nó chủ yếu là tiền nợ, đọng của các cơ quan doanh nghiệp, cơ quan tài chính... Ví dụ: Qua thanh tra phát hiện dự án đầu tư này sai phạm 500 tỉ đồng chẳng hạn, nhưng đến lúc làm thủ tục thấy chủ đầu tư đang thi công thì đây không phải thất thoát, mình phải giảm trừ đi. Hoặc là cho vay thế chấp thì không phải tham nhũng. Những cái trong phạm vi quản lý nhà nước thì không phải tham nhũng. Còn việc chịu trách nhiệm thì đấy là việc của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Chúng tôi chỉ là đơn vị phát hiện dấu hiệu tham nhũng rồi chuyển cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý.
Thưa ông, với những sai phạm như vậy, ngành thanh tra đã kiến nghị và chuyển cơ quan điều tra bao nhiêu vụ, bao nhiều người?
- Trong nhiệm kỳ 2011-2015, qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền là 208.540 tỉ đồng; trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 119.400 tỉ đồng và 19.230ha đất, lập biên bản, ban hành 945.900 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 29.300 tỉ đồng, xử lý khác hơn 59.840 tỉ đồng; đã kiến nghị xử lý kỷ luật 6.460 tập thể, 22.700 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 297 vụ, 355 người.
Xin cảm ơn ông!
Theo Lao Động
Năm 2015, số vụ tham nhũng tăng 85%
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cho biết, số vụ tham nhũng ngày càng tăng, theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, năm 2015 số vụ tham nhũng tăng 85% so với năm 2014 và số đối tượng cũng tăng 97,7% so với năm 2014. Mặc dù số vụ án tham nhũng được xét xử năm 2015 giảm, nhưng tỉ lệ tội phạm tham nhũng có mức độ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được tuyên án lại tăng hơn năm 2014. Điều đó thể hiện: Tội phạm tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp.
Số liệu Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, đây không phải số liệu của năm 2015 mà là tổng hợp của cả nhiệm kỳ 5 năm (2011-2015). Những số liệu này, Thanh tra Chính phủ tổng hợp từ rất nhiều cơ quan trong ngành thanh tra để báo cáo lên Chính phủ.
Sai phạm này Thanh tra Chính phủ phát hiện từ đâu và sai phạm trong lĩnh vực nào là nhiều nhất, thưa ông?
- Để phân tích là sai phạm từ đâu thì phải cần biện pháp nghiệp vụ sâu mới có thể nói được. Bởi vì một năm như thế lại từ báo cáo của hàng trăm báo cáo từ nhiều đầu mối cộng lại, mà 5 năm cộng lại như thế thì là một ma trận. Bởi vì các địa phương không báo cáo cụ thể, chỉ có tổng số. Còn trong số tổng này mình không có đủ năng lực để phân tích. Mình chỉ nói được những vi phạm chính. Ví dụ người ta chậm nộp tiền đất, thuế thì mình bắt người ta nộp sau khi mình phát hiện ra vi phạm. Tuy nhiên, những sai phạm ở đây chủ yếu là đến từ các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, thuế, quản lý đầu tư xây dựng, nợ tồn đọng.
Vậy số tiền phát hiện sai phạm hơn 200.000 tỉ đồng này có phải là tiền tham nhũng hay không?
- Không! Đây không phải là số tiền tham nhũng.
Vậy số tiền này là gì, ai chịu trách nhiệm?
- Đây là tiền vi phạm quy định pháp luật, nó không gây thất thoát, nó chủ yếu là tiền nợ, đọng của các cơ quan doanh nghiệp, cơ quan tài chính... Ví dụ: Qua thanh tra phát hiện dự án đầu tư này sai phạm 500 tỉ đồng chẳng hạn, nhưng đến lúc làm thủ tục thấy chủ đầu tư đang thi công thì đây không phải thất thoát, mình phải giảm trừ đi. Hoặc là cho vay thế chấp thì không phải tham nhũng. Những cái trong phạm vi quản lý nhà nước thì không phải tham nhũng. Còn việc chịu trách nhiệm thì đấy là việc của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Chúng tôi chỉ là đơn vị phát hiện dấu hiệu tham nhũng rồi chuyển cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý.
Thưa ông, với những sai phạm như vậy, ngành thanh tra đã kiến nghị và chuyển cơ quan điều tra bao nhiêu vụ, bao nhiều người?
- Trong nhiệm kỳ 2011-2015, qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền là 208.540 tỉ đồng; trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 119.400 tỉ đồng và 19.230ha đất, lập biên bản, ban hành 945.900 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 29.300 tỉ đồng, xử lý khác hơn 59.840 tỉ đồng; đã kiến nghị xử lý kỷ luật 6.460 tập thể, 22.700 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 297 vụ, 355 người.
Xin cảm ơn ông!
Theo Lao Động
Năm 2015, số vụ tham nhũng tăng 85%
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cho biết, số vụ tham nhũng ngày càng tăng, theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, năm 2015 số vụ tham nhũng tăng 85% so với năm 2014 và số đối tượng cũng tăng 97,7% so với năm 2014. Mặc dù số vụ án tham nhũng được xét xử năm 2015 giảm, nhưng tỉ lệ tội phạm tham nhũng có mức độ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được tuyên án lại tăng hơn năm 2014. Điều đó thể hiện: Tội phạm tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp.
Kiến nghị xử lý 22.700 cá nhân và 6.460 tập thể
Reviewed by Unknown on
12/22/2015 08:15:00 SA
Rating:

Không có nhận xét nào: